Trần Bạch Đằng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Bạch Đằng
Chức vụ
Nhiệm kỳ1981 – 
Trưởng banHoàng Tùng
Nhiệm kỳ1978 – 
Trưởng banNguyễn Văn Linh
Nhiệm kỳ1968 – 1971
Tiền nhiệmVõ Văn Kiệt
Kế nhiệmMai Chí Thọ
Nhiệm kỳ1962 – 
Chủ tịchNguyễn Hữu Thọ
Phụ trách Ban Tuyên huấn Trung ương Cục
Tổng Biên tập báo Nhân dân Miền Nam của Trung ương Cục
Nhiệm kỳ1951 – 
Phụ trách tờ Chống Xâm Lăng của Thành ủy Sài Gòn
Nhiệm kỳ1946 – 
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam
Sinh(1926-07-15)15 tháng 7, 1926
Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá (Kiên Giang)
Mất16 tháng 4, 2007(2007-04-16) (80 tuổi)
Bệnh viện Chợ Rẫy, Phường 12, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Nguyên nhân mấtUng thư phổi
Nơi ởTp Hồ Chí Minh
Nghề nghiệpnhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà chính trị, nhà nghiên cứu
Dân tộcKinh
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Họ hàngTrương Gia Mô (ông nội)
Trường lớpTrường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn

Trần Bạch Đằng (15 tháng 7 năm 192616 tháng 4 năm 2007) là một nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông từng đảm nhận chức vụ Phó trưởng ban Dân vận Trung ương và Bí thư Thành Ủy Sài Gòn. Một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Bạch Đằng lấy bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý là tiểu thuyết Ván bài lật ngửa thuật về một nhân vật tình báo trong Chiến tranh Việt Nam mang tên Đại tá Phạm Ngọc Thảo.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Bạch Đằng tên thật là Trương Gia Triều, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1926 tại xã Hòa Thuận, Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá (nay là Kiên Giang).[1] Ông là cháu nội của nhà chí sĩ yêu nước Trương Gia Mô,[2][3] đồng thời tốt nghiệp tiểu học loại ưu và đỗ đầu kỳ thi thuộc khóa đầu tiên của Trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký.[4]

Về sự nghiệp chính trị, Bạch Đằng tham gia cách mạng từ khi mới 17 tuổi. Năm 1946, ông đã được giao phụ trách tờ báo Chống xâm lăng của Thành ủy Sài Gòn, năm năm sau thì nắm giữ chức vụ tổng biên tập báo Nhân dân Miền Nam của Trung ương Cục.[5] Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, ông lần lượt đảm nhận qua nhiều cương vị quan trọng như Bí thư Thành ủy Sài Gòn, phụ trách Ban tuyên huấn Trung ương Cục và Ủy viên Đoàn chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.[6]

Năm 1976, Bạch Đằng là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam và hai năm sau thì giữ chức vụ Phó Ban Dân vận Trung ương. Năm 1981, ông công tác ở Ban Tuyên huấn và một năm sau thì được giao nhiệm vụ hoạt động công tác tư tưởng văn hóa, viết báo, nghiên cứu khoa học xã hội, hỗ trợ trung ương và Chính phủ Việt Nam một số vấn đề về chiến lược tư tưởng, kinh tế xã hội.[7]

Về sự nghiệp viết lách, do ảnh hưởng từ nền gia giáo của gia đình nên khả năng văn học hình thành trong ông từ rất sớm. Năm 1943, Bạch Đằng đã hoàn thành nhiều bài thơ đầu tay tiêu biểu như Trên bờ Đồng Nai, Dấu cũ, Chiếu rách mưa đêm, Dạy học lậu... dưới nhiều bút hiệu như Hưởng Triều, Nguyễn Hiểu Trường, Nguyễn Trương Thiên Lý, Trần Quang...[8] Ông qua đời vào ngày 16 tháng 4 năm 2007 tại bệnh viện Chợ Rẫy vì nguyên nhân ung thư phổi, hưởng thọ 80 tuổi.[9][10]

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Bạch Đằng được truyền thông Việt Nam đánh giá là một nhà báo có tài.[11][12][13][14][15] Sau nhiều năm cầm bút, tên ông thường xuất hiện trên các ấn phẩm truyền thông nổi tiếng chẳng hạn như Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Phụ Nữ. Những lĩnh vực mà Bạch Đằng từng viết khá rộng, từ chính trị đến văn hóa - xã hội, từ chống tham nhũng đến việc xây dựng một xã hội pháp quyền.[16] Xuyên suốt khoảng thời gian từ năm 1998 đến khi qua đời, ông đã viết tổng cộng 977 bài báo, trong đó có 913 bài thuộc thể loại chính luận.[17] Đặc biệt vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam đã được ông cảnh báo từ cuối thế kỷ 20.[18]

Trong công tác nghiên cứu về lĩnh vực lịch sử, bộ sách "Lịch sử Nam bộ khách chiến" do ông làm chủ biên vào những năm cuối đời đã được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá là "tác phẩm xuất sắc".[11] Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang cho biết "Những bài viết của Trần Bạch Đằng về kinh tế rất có chiều sâu và dễ hiểu. Ông như người thổi hồn vào những vấn đề tưởng chừng như khó hiểu này để mọi người đọc với những trình độ khác nhau đều có thể lĩnh hội" và cũng là "tác giả có biệt tài rút tít bài viết rất ấn tượng".[19]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Tên ông được đặt cho tên đường tại các thành phố Đà Nẵng,[20] Cần Thơ, Rạch Giá.[21] Năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đặt tên đường Trần Bạch Đằng cho đại lộ vòng cung thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm.[22]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Về văn xuôi, ông có nhiều tác phẩm mang tính thời sự như:

  • Bác Sáu Rồng (1975) truyện vừa
  • Một ngày của bí thư tỉnh ủy (1985)
  • Chân dung một quản đốc (1978) tiểu thuyết
  • Ngày về của ngoại (1985)

Về kịch nói, ông có:

  • Trần Hưng Đạo bình Nguyên (1951)
  • Nửa tuần trăng kỳ lạ (1984)
  • Tình yêu và lời đáp (1985)
  • Một mùa hè oi ả (1986), Một mối tình (1987)

Về lĩnh vực điện ảnh, ông cũng tham gia nhiều kịch bản phim được đánh giá cao như:

Ông cũng tham gia biên soạn hoặc làm chủ biên nhiều công trình khoa học như:

  • Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh
  • Địa chí Đồng Tháp Mười
  • Địa chí Sông Bé
  • Lịch sử Nam Bộ kháng chiến...

Về thể loại báo chí, ông được xem là một cây bút tích cực phê phán tiêu cực và có nhiều kiến nghị sâu sắc về việc đổi mới của Việt Nam. Nổi bật nhất có Đổi mới - Đi lên từ thực tế (Nhà xuất bản Trẻ, 2000) gồm 112 bài tuyển chọn từ 1975-2000, với 3 phần: Thôi thúc của đổi mới (1975-1985), Gian nan những bước đầu (1986-1991), Chín năm cho một cuộc hồi sinh (1992-2000).

Tuy nhiên, ông gắn bó lâu dài với thể loại thơ hơn cả với các tập thơ:

  • Con đường miền Nam (1962) tập thơ, ký
  • Bài ca khởi nghĩa (1970)
  • Hành trình (1972) trường ca
  • Theo sóng Đồng Nai (1975)
  • Đất nước lại vào xuân (1978)
  • Những cái tên đồng bằng (1986)
  • Tuyển tập Hưởng Triều (1997)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hồng Quảng (17 tháng 4 năm 2017). “Trần Bạch Đằng - Một cây bút tài hoa, trí tuệ”. Báo Tin Tức - Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ Bích Thùy (15 tháng 5 năm 2023). “Về Giồng Riềng tìm hiểu thân thế của đồng chí Trần Bạch Đằng”. Báo Kiên Giang. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2024.
  3. ^ Trần Hữu Tá (23 tháng 7 năm 2005). “Trần Bạch Đằng: Bản lĩnh cách mạng và sự nghiệp văn chương”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2024.
  4. ^ Nguyễn Túc (24 tháng 12 năm 2018). “Đồng chí Trần Bạch Đằng, một chiến sĩ cộng sản kiên trung và đa tài”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ Báo Tiền Phong (16 tháng 4 năm 2007). “Vĩnh biệt nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ Thanh Hiệp (16 tháng 4 năm 2007). “Nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo lão thành Trần Bạch Đằng từ trần”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ B.T (17 tháng 4 năm 2007). “Vĩnh biệt nhà cách mạng thông thái!”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ Nguyễn Trang (17 tháng 7 năm 2016). “Trần Bạch Đằng - lửa từ trang viết”. Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ Yến Trinh (17 tháng 4 năm 2007). “Những ngày cuối cùng của chú Tư Ánh”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2024.
  10. ^ P.Vũ (16 tháng 4 năm 2007). “Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng qua đời”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2024.
  11. ^ a b Phú Lữ (19 tháng 7 năm 2019). “Trần Bạch Đằng – một kẻ sĩ Nam bộ tài ba”. Báo Công An Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
  12. ^ Trường Hoàng (14 tháng 7 năm 2016). “Chiều sâu trí tuệ Trần Bạch Đằng”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
  13. ^ Phạm Quang Nghị (14 tháng 7 năm 2016). “Trần Bạch Đằng, người cộng sản đích thực, cây bút trí tuệ, tài hoa”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
  14. ^ Ha Oanh (18 tháng 4 năm 2007). “Trần Bạch Đằng: Một người vừa có tài vừa có tình”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
  15. ^ Thùy Trang (20 tháng 6 năm 2019). “Trần Bạch Đằng – Một người cầm bút tài hoa”. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
  16. ^ Trần Hữu Tá (16 tháng 4 năm 2007). “Vĩnh biệt nhà nghiên cứu, nhà báo Trần Bạch Đằng”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
  17. ^ Vũ Trung Kiên (14 tháng 7 năm 2021). “Trần Bạch Đằng với sự nghiệp báo chí”. Tạp chí Tuyên giáo. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
  18. ^ Huy Thịnh (14 tháng 7 năm 2016). “20 năm trước, ông Trần Bạch Đằng từng cảnh báo nạn tham nhũng”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
  19. ^ Vũ Thị Sen; Vũ Trung Kiên (18 tháng 1 năm 2024). “Trần Bạch Đằng - "cây bút" sắc sảo của nền báo chí Việt Nam”. Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
  20. ^ “Nghị quyết 122/2015/NQ-HĐND đặt tên đường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2015”. Thư Viện Pháp Luật. 10 tháng 12 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2024.
  21. ^ “Nghị quyết số 295/2020/NQ-HĐND về việc đặt tên đường trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”. Công Báo Tỉnh Kiên Giang. 2 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
  22. ^ D.N.Hà (25 tháng 4 năm 2021). “Thành phố Thủ Đức có tên đường Tố Hữu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Thiện Thành…”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2024.